SÂU RĂNG HIỆN NAY

TÌM KIẾM DỊCH VỤ
Kiến thức
SÂU RĂNG HIỆN NAY

    Sâu răng là gì? Các giai đoạn của bệnh sâu răng

    Sâu răng tiếng anh gọi là “tooth decay”, hoặc là “caries”. Trong đó, caries nghĩa là xương bị mục, cũng có thể dùng để chỉ tình trạng răng sâu. Đây là một bệnh lý răng miệng phổ biến khiến cấu trúc răng bị phá hoại tạo thành những lỗ trên bề mặt răng.

    Sâu răng có thể diễn ra ở bề mặt thân răng hoặc tại chân răng, rồi tiến triển từ từ qua men răng, ngà răng và nặng nhất là xâm nhập phá hoại tủy răng.

    Trên thế giới, sâu răng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Tuy nhiên, bất cứ ai có răng đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh.

    Nếu quan sát kỹ càng, người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết sâu răng từ sớm. Bệnh phát triển theo bốn giai đoạn sau:

    • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn bệnh khởi phát. Quan sát kỹ trên bề mặt răng sẽ thấy những đốm trắng màu trắng đục hoặc màu vàng ngả ố. Đây chính là các mảng bám và cao răng. Thường ở giai đoạn này, sẽ khó có thể phát hiện sâu răng nếu không chăm sóc và kiểm tra răng miệng định kỳ.

    • Giai đoạn 2: Các loại vi khuẩn sẽ lợi dụng những mảng bám và cao răng để trú ngụ và phát triển. Chúng tấn công, ăn mòn men răng và khiến những vùng bị ăn mòn chuyển thành màu đen.

    • Giai đoạn 3: Lỗ sâu phát triển rộng và sâu khiến răng bị đau nhức. Tủy răng sẽ bị viêm gây đau đớn và hơi thở có mùi hôi.

    • Giai đoạn 4: Vi khuẩn tấn công tới tủy răng gây viêm và chết tủy. Trong trường hợp này nếu không được điều trị thì vi khuẩn sẽ tấn công vào dây thần kinh ở răng và xương hàm gây sưng và viêm.

    Bệnh sâu răng có nguy hiểm không?

    Bệnh sâu răng không thể tự khỏi và sẽ tiếp tục phát triển gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị tận gốc Đầu tiên, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức răng và cơn đau ngày càng trở nên trầm trọng gây cản trở lớn đến hoạt động thường ngày.

    Nếu còn chần chừ không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển gây áp xe răng. Đây là một dạng nhiễm trùng nguy hiểm khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, có thể gặp mất ngủ, sưng mặt và sốt.

    Nếu tình trạng áp xe răng không được kiểm soát, nhiễm trùng có thể gây viêm tủy, rồi hoại tử. Khi mức độ nhiễm trùng tăng dần rất có thể gặp phải nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất mà gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Nguyên nhân gây nên bệnh sâu răng

    Có hai nguyên nhân gây ra sâu răng chính đến từ vi khuẩn trong miệng và các mảng bám, thức ăn mắc lại trong kẽ răng.

    Trên thực tế, sự hiện diện của các loại vi khuẩn trong khoang miệng là bình thường. Tuy nhiên, Streptococcus mutans, Lactobacillus và các loài Actinomyces sẽ tiết ra axit khi phân giải đường trong các mẩu vụn thức ăn mắc lại. Loại axit này có khả năng ăn mòn lớp men cứng phủ bên ngoài của răng và từ đó hình thành lỗ sâu.

    Lâu ngày, các lớp bên trong như ngà răng hoặc tủy răng chứa các dây thần kinh, mạch máu cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề.

    Một số yếu tố nguy cơ khiến người bệnh tăng khả năng mắc bệnh sâu răng như:

    • Chăm sóc răng không tốt: Không đánh răng thường xuyên, đánh không kỹ hoặc sử dụng tăm nhọn, cứng để xỉa răng.

    • Thói quen ăn vặt: Các món ăn vặt như kẹo cứng, bánh quy hoặc nước ngọt ngọt có gas khiến lượng đường trong khoang miệng tăng cao tạo điều kiện cho các vi khuẩn hoạt động mạnh hơn.

    • Tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính axit cao: Chanh, dấm, nước trái cây khi sử dụng nhiều sẽ góp phần ăn mòn men răng.

    • Tụt nướu: Tụt nướu dễ xảy ra do quá trình lão hóa của các cơ quan trong cơ thể. Khi nướu bị tụt khỏi hàm sẽ hình thành mảng bám trên chân răng và trở thành mục tiêu của vi khuẩn tấn công đến chân răng.

    • Thiếu fluor: Tình trạng thiếu nguyên tố vi lượng fluor sẽ khiến sức khỏe răng miệng suy giảm đáng kể và dễ chịu tác động bởi vi khuẩn.

    • Miệng bị khô: Lượng nước bọt tiết quá ít cũng gây khó khăn cho quá trình loại bỏ mẩu vụn thức ăn kẹt lại trong kẽ răng.

    • Mắc một số bệnh lý: Những trường hợp bị chứng trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày cũng có khả năng tiếp xúc với răng khiến răng bị ăn mòn, lâu dần dẫn đến sâu.

    • Dấu hiệu nhận biết bị sâu răng

      Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sâu răng, bạn đọc nên chú ý:

      Xuất hiện các đốm đen trên bề mặt răng

      Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là sự xuất hiện những đốm đen trên bề mặt của răng. Ban đầu, những đốm này chỉ hơi sậm màu hơn màu răng nhưng sau đó sẽ bắt đầu lan rộng và lâu ngày sẽ tạo ra lỗ hổng.

      Trong một số trường hợp ít gặp khác, trên răng sẽ xuất hiện những đốm trắng hoặc vệt sáng màu.

      Nướu sưng hoặc chảy máu

      Vi khuẩn gây sâu răng lây lan khiến cho mô nướu trở nên nhạy cảm. Khi có lực tác động như lúc chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa, nướu sẽ rất dễ bị chảy máu và nhiễm trùng.

      Sưng nướu gây nên cảm giác căng tức khó chịu, khi nhai cắn cũng sẽ bị đau. Nướu ban đầu bị sưng sẽ khá khó nhận biết, chỉ khi tình trạng sưng kèm theo ửng đỏ hoặc chảy máu, người bệnh mới bắt đầu để ý đến.

      Hơi thở có mùi hôi

      Thức ăn không được làm sạch tích tụ lâu ngày ở kẽ răng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tạo nên mùi hôi trong hơi thở. Hơn nữa, vi khuẩn còn gây ra vị đắng trong miệng khiến mất cảm giác khi ăn.

      Khi nhận thấy hơi thở có mùi khó chịu, bạn nên kiểm tra tình trạng răng của mình ngay lập tức. Tiến hành vệ sinh kỹ càng hơn, nếu vẫn có mùi rất có thể bạn đã bị sâu răng.

      Đau buốt khi ăn nhai

      Một dấu hiệu hay gặp khác là người bệnh cảm thấy đau buốt khi nhai thức ăn hoặc khi chải răng. Bởi lẽ, vi khuẩn tấn công khiến cho ngà răng bị bào mòn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, khiến răng dễ ê buốt.

      Triệu chứng rõ ràng hơn khi ăn uống thứ gì đó quá nóng hoặc quá lạnh. Cơn đau sẽ khiến bạn phải giật mình, đau buốt kéo lên đầu rất khó chịu.

    • Xuất hiện những lỗ sâu trên răng

      Khi các lỗ nhỏ trên răng hoặc tạo kẽ hở ở 2 bên răng sẽ khiến cho vụn thức ăn dễ mắc vào. Nếu không được làm sạch thì những mảng bám này sẽ là điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng.

      Nếu đã xuất hiện tình trạng này, người bệnh cần đến nha khoa để được trám lại những lỗ sâu này trước khi vi khuẩn ăn sâu vào tuỷ.

      Các phương pháp điều trị sâu răng phổ biến

      Sâu răng là tình trạng không thể tự khỏi. Người bệnh cần có các biện pháp khắc phục như:

      Sử dụng dược liệu theo kinh nghiệm dân gian

      Các biện pháp chữa sâu răng đơn giản có thể thực hiện tại nhà, nhưng thường chỉ có hiệu quả với những trường hợp sâu răng mới chớm. Khi trên răng đã xuất hiện các chấm đen thì các phương pháp này không có hiệu quả.

      Bạn đọc có thể sử dụng một số dược liệu thiên nhiên như:

      Lá ổi

      Trong thành phần lá ổi có chứa Astringents kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Hoạt chất này đã được chứng minh là giúp nướu săn chắc và giảm cơn đau nhức răng hiệu quả.

      Cách làm như sau:

    • Dùng lá ổi đã rửa sạch giã nát cùng với muối và nước ấm, sau đó lọc lấy nước cốt. Rồi dùng tăm bông thấm nước hỗn hợp trên vào chỗ sâu răng.

    • Hoặc bạn đọc cũng có thể đun sôi lá ổi với nước làm dung dịch súc miệng hàng ngày.

    • Lá bàng

      Lá bàng có chứa các thành phần flavonoid, saponin, tannin và phytosterol. Các chất này có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm và giảm các triệu chứng của sâu răng.

      Cách làm như sau: Dùng lá bàng non xay nhuyễn với muối và nước để tạo thành một dung dịch nước ngậm, súc miệng hàng ngày trước khi đi ngủ.

    • Lá tía tô

    • Cây tía tô là vị thuốc nam có khả năng khử mùi hôi miệng và khắc phục sâu răng rất tốt. Bởi lẽ, trong lá tía tô có chứa các thành phần hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn cao.

      Cách làm như sau: Lá tía tô giã nhỏ cùng nước ấm, rồi dùng phần nước cốt để chấm vào vị trí sâu răng.

      Nha Chu Tán – Tổng Hòa Thảo Dược Thiên Nhiên, Hỗ Trợ Điều Trị Sâu Răng An Toàn 

      Nha chu tán là sự kết hợp của hơn 30 loại dược liệu quý hiếm. Các dược liệu này được chia thành 3 nhóm với các công dụng như:

    • Hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn, làm sạch khoang miệng, làm lành ổ viêm nhờ các loại thảo dược như Ô long vĩ, Hoàng liên, Hoàng đằng, Đinh hương, Bạch chỉ…

    • Giúp hơi thở thanh mát, giảng hòa, cầm máu như Hương nhu hun khói, nhân trung bạch… 

    • Giúp thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn hỗ trợ làm tăng hiệu quả của quá trình điều trị sâu răng như Tế tân, rễ cây mật gấu, Bách thảo sương…